Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian,332 lễ hội lịch sử,544 lễ hội tôn giáo,10 lễ hội du nhập từ nước ngoài, còn lại là lễ hội khác. Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ. Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 28 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), Lễ hội Yên Thế (Bắc Giang), Lễ hội Đền Đô (Bắc Ninh), Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn (Hà Giang), Lễ hội Côn Sơn (Hải Dương), Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa (Khánh Hòa), Lễ hội Gầu Tào (Lào Cai, Hà Giang), Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang (Khánh Hòa), Lễ hội Lồng Tông của người Tày (Tuyên Quang).. Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Hội Lim, Tiên Du, Bắc Ninh, Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy (Tả Van, Sa Pa, Lào Cai) và Lễ Pút tồng của người Dao đỏ (Sa Pa, Lào Cai). Lễ hội Đền Trần Nam Định, Lễ hội Trường Yên Ninh Bình, Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang, Lễ hội Lồng tồng Ba Bể Bắc Kạn, Lễ hội làng Lệ Mật Hà Nội, Lễ hội Khô già của người Hà Nhì đen, Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây - Long An, Lễ hội vía Bà Ngũ hành Long An, Lễ làm chay (Long An), Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được (Quảng Nam), Lễ hội Làng Đồng Kị (Bắc Ninh).
THOI BAO DE |