Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết của người đứng thẳng vào thời kỳ đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam cách đây khoảng 500.000 năm; các công cụ thô sơ bằng đá và các dấu răng của con người thời tiền sử được phát hiện tại các tỉnh phía Bắc gồm Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Quảng Bình. Tại các vùng phía Bắc, con người sinh sống trong các hang động đá vôi và sống bằng các hoạt động săn thú, hái lượm. Trong khi đó, tại các vùng duyên hải miền Trung như Nghệ An, con người chủ yếu sống bằng hoạt động đánh cá.
Đến thời đại đồ đá mới cách đây khoảng 5000-6000 năm, người Việt cổ bắt đầu biết canh tác lúa nước; hàng loạt dấu vết của việc trồng lúa đã được phát hiện trên khắp lãnh thổ, từ cao nguyên cho tới đồng bằng. Ngoài ra, con người đã bắt đầu biết chế tác công cụ tinh tế hơn và làm đồ gốm với kỹ thuật tinh xảo đạt đến đỉnh cao. Đến khoảng năm 1000 trước Công nguyên, khu vực lúa nước phát triển ở sông Hồng và sông Cả phát triển mạnh mẽ thành nền văn hóa Đông Sơn, nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ, nổi tiếng với những trống đồng Đông Sơn tinh tế. Sau đó, những nhà nước đầu tiên của người Việt, Văn Lang và Âu Lạc, lần lượt xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên.
Hai Hội |